Pages

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Huawei hụt chân, Samsung và Oppo tiếp tục "thắng lớn"

Cú sảy chân của Huawei

Từng đứng thứ 4 thị phần tại thị trường Việt Nam trong năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019 nhưng thị phần của Huawei đang chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ. Theo báo cáo của GFK tháng 6/2019, tháng 2 đầu năm nay, thị phần của Huawei vẫn đang giữ vững ở mức 5,5%. Tuy nhiên, từ tháng 3/2019, thị phần hãng này sụt giảm xuống 4,4% và đến tháng 5-6/2019, thị phần lao dốc, rớt khỏi top 10 hãng smartphone lớn nhất tại Việt Nam.

Huawei hụt chân, Samsung và Oppo tiếp tục thắng lớn - 1

Trao đổi với Dân trí , hầu như các đại diện bán lẻ trong nước cho rằng, sự sụt giảm không phanh của Huawei đến từ sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trong đó, các công ty Mỹ bị cấm làm ăn cùng Huawei, khiến cho tâm lý mua sắm của người dùng bị ảnh hưởng.

"Sự sụt giảm Huawei đã được dự báo trước, bắt đầu từ thời điểm Google công bố dừng hợp tác với hãng sản xuất lớn của Trung Quốc. Ngay khi sự việc xảy ra, tâm lý mua sắm của người dùng Việt dành cho Huawei đã bị ảnh hưởng và có thể nói là ảnh hưởng đến các thương hiệu Trung Quốc khác", ông Nguyễn Đạt, điều hành hệ thống Di động Việt nhận định.

Ông này cho biết, đến thời điểm này, sức mua của Huawei cũng khá "yếu ớt", không như thời điểm đầu năm 2019. Nhiều người vẫn ngại mua sắm vì sự việc Huawei lẫn chính phủ Mỹ chưa đi đến hồi kết, tâm lý lo sợ vẫn còn thường trực với người dùng. "Các mẫu máy từ trên 7 triệu đồng của Huawei trở lên hiện bán rất khó, hầu như mua chỉ ở phân khúc dưới với giá dưới 5 triệu đồng", ông Đạt chia sẻ thêm.

Một minh chứng khác cho sự sụt giảm của Huawei trong thời điểm vừa qua đó là việc các dòng sản phẩm mới của hãng này đều phải giảm giá để kích cầu thị trường. Trong đó là mẫu P30 Pro, chỉ mới ra mắt chưa đầy 2 tháng cũng buộc phải điều chỉnh giá giảm ngay 3 triệu đồng. Hay thậm chí phiên bản Huawei Y9 Prime chỉ mới lên kệ gần đây cũng đã giảm đến 1 triệu đồng, từ mức 6,5 triệu đồng xuống còn 5,5 triệu đồng.

Đại diện từ Thế giới Di động cũng cho biết, sức mua của Huawei sụt giảm liên tiếp từ ngày hãng này gặp sự cố với các công ty Mỹ. Tuy nhiên, thời điểm này, sức mua đang có dấu hiệu tăng trưởng nhẹ khi Huawei tung ra sản phẩm mới. Đại diện này cũng cho rằng, sau 2-3 tháng nữa, Huawei sẽ có bức tranh thị phần tốt hơn khi sức mua đang dần cải thiện, đứng top 5-6 của nhà bán lẻ này.

Thương hiệu Việt đang hưởng lợi

Cú sảy chân của Huawei ở thị trường Việt đã và đang mang đến lợi thế cho nhiều thương hiệu Trung Quốc khác và có thêm điểm sáng từ thương hiệu Việt còn non trẻ Vsmart.

Báo cáo của GFK chỉ ra rằng, Xiaomi đang "thế chỗ" của Huawei đứng vị thứ 4 trong top 10 hãng sản xuất lớn ở Việt Nam. Từ con số 4,4% thị phần của tháng 3 năm nay, Xiaomi đã tăng tốc chiếm đến 6,7% thị phần của tháng 6. Một thương hiệu khác là Realme cũng đang gia tăng cách biệt với các đối thủ còn lại khi tăng trưởng mạnh trong 3 tháng gần đầy, chiếm từ 3,5% thị phần của tháng 4/2019 lên 3,9% thị phần tháng 5 và tăng tốc chiếm 5,4% thị phần của tháng 6/2019. Đặc biệt hơn, Vsmart cũng là hãng gây chú ý khi tăng trưởng mạnh trong tháng 6 năm nay, lên đến 2,9% thị phần dù chỉ mới xuất hiện gần đây.

Ông Đạt cho biết, tâm lý của người dùng hiện vẫn còn ngại các smartphone đến từ Trung Quốc sau sự việc của Huawei gần đây. Do đó họ tìm kiếm các sản phẩm từ thương hiệu Hàn Quốc, Mỹ và cả thương hiệu Việt, điều này khiến số của thương hiệu Việt Vsmart tăng mạnh. Một điểm cũng thú vị của Vsmart đó là nó phủ các phân khúc đang "hot" tại Việt Nam, giá cả mềm nhưng tính năng lẫn thiết kế không thua kém sản phẩm nước ngoài và sản xuất ngay trong nước, nên nó hút khách. Ông này cũng cho rằng, doanh số của Vsmart sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới và đặc biệt là những tháng cuối năm khi hãng này tung ra loạt sản phẩm mới.

Huawei hụt chân, Samsung và Oppo tiếp tục thắng lớn - 2

Trong lần chia sẻ gần nhất, đại diện Vinsmart cho biết, trong năm 2019, VinSmart sẽ tung thêm 12 mẫu điện thoại mới tại Việt Nam và thế hệ máy tính bảng mới. Vinsmart cũng đã chủ động thiết kế được hệ điều hành riêng. Hiện tại Vinsmart đang khởi công nhà máy sản xuất điện thoại với công suất 150 triệu máy/năm và sẽ lắp đặt máy móc giai đoạn đầu cho 30 triệu máy/năm. Việc chủ động được nguồn cung sẽ giúp cho thương hiệu này có thêm nhiều cơ hội để gia tăng cách biệt với các đối thủ còn lại.

Một điểm cũng đáng nói trong bảng báo cáo GFK tháng 6/2019 đó là việc giữ vững thị phần của Samsung, Oppo tại Việt Nam. Đây là nhãn hàng đang nắm hơn nửa thị phần smartphone tại Việt Nam. Trong đó, Samsung đang tiếp tục nắm gần 41% thị phần tại Việt Nam. Oppo cũng đang gia tăng cách biệt với nhóm dưới với mức tăng trưởng mạnh mẽ kể từ tháng 3 năm nay. Báo cáo chỉ rõ, tháng 3/2019, Oppo nắm 19,6% thị phần, tăng lên đến 23% thị phần của tháng 4, tăng tiếp tục lên 24,9% thị phần của tháng 5 và đến tháng 6, thị phần Oppo đã lên đến 26,2%.

Huawei hụt chân, Samsung và Oppo tiếp tục thắng lớn - 3

Một nhà bán lẻ lớn nhận định, sự tăng trưởng mạnh mẽ của Oppo đến từ việc hãng này thay đổi thiết kế, đưa nhiều công nghệ của dòng cao cấp về dòng sản phẩm trung cấp, hút khách hàng. Trong đó là việc đưa hệ thống camera trượt vào các dòng F series và Reno, tạo điểm nhấn khác biệt so với các đối thủ còn lại. Đồng thời, dựa vào kênh phân phối lớn có sẵn, giúp hãng này dễ dàng tiếp cận người dùng và đạt được những con số đáng mong muốn.

Hiện tại, vị trí của top 3 hãng sản xuất smartphone lớn nhất tại Việt Nam bao gồm Samsung (41% thị phần), Oppo (26,2% thị phần) và Apple (7,2% thị phần) vẫn được giữ vững trong nửa đầu năm nay. Cuộc chiến thị phần đang được diễn ra khá thú vị ở top 4 trở đi, nơi mà sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, Huawei, Realme, Vivo, Nokia...

Gia Hưng

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

Cảnh giác chiêu trò lấy hình ảnh của cửa hàng uy tín để bán hàng online

Cảnh giác chiêu trò lấy hình ảnh của cửa hàng uy tín để bán hàng online - 1
Sử dụng hình ảnh của các thương hiệu để gây chú ý

" Mượn tạm" ảnh để gây chú ý

Gần đây, một số hệ thống chuyên kinh doanh các mặt hàng công nghệ tại TPHCM đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng một số cá nhân, tổ chức lợi dụng tên tuổi của các hệ thống để kinh doanh, bán hàng online.

Điển hình là trường hợp của công ty ông Nguyễn Đạt, chủ của một chuỗi cửa hàng di động. Ông Đạt cho biết, trong 1 tuần qua, đơn vị ông liên tiếp nhận được phản ánh của người dùng về việc mua phải đồ dỏm, kém chất lượng trên Facebook. Đáng chú ý, người mua thấy logo của công ty và hình ảnh bán hàng của công ty xuất hiện trên các trang này nên tìm đến đơn vị ông để hỏi. "Nhiều người hỏi phía công ty tôi có bán hàng ở những trang rao vặt như vậy không? Và đặc biệt thông tin đến tôi là những trang này đang bán đồ giả, lừa đảo người dùng", ông Đạt nói.

Trước những phản ánh từ người tiêu dùng, ông Đạt đã cho rà soát lại thông tin và bất ngờ khi truy cập vào các trang bán hàng Facebook mà khách hàng gửi về. Ông nói: "Nhiều trang Facebook sử dụng hình ảnh trái phép của công ty tôi, trong đó bao gồm logo, hình ảnh chụp chung với khách hàng... Điều này khiến người dùng tưởng nhầm đây là trang Facebook bán hàng của công ty và có thể bị sập bẫy".

Ông này cũng ghi nhận một số trang Facebook còn rao bán hàng giả, hàng nhái. Điển hình là mẫu tai nghe Airpods Apple đang khá "hot" được chào bán ở mức giá rẻ mạt và sử dụng hình ảnh công ty của ông Đạt để quảng bá. Ông cho rằng, việc bị giả mạo thương hiệu trên Facebook gây ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị kinh doanh sản phẩm chính hãng. Hơn hết, việc giả mạo này cũng khiến người dùng hoang mang khi không biết đâu là thật đâu là giả, người mua thì bị lừa mất tiền oan mà người chưa mua thì nghi ngại về doanh nghiệp đang bị làm giả và sử dụng hình ảnh giả mạo.

Một số hệ thống khác ở đường Trần Quang Khải, quận 1, TPHCM cũng cho biết, tình trạng các chủ shop online sử dụng hình ảnh không xin phép của các công ty kinh doanh uy tín trên Facebook đang diễn ra phức tạp, gây nhầm lẫn cho người mua. Nhiều chủ shop online ghép thêm giá bán giảm sốc trong các hình ảnh chứa logo thương hiệu, người nổi tiếng, làm cho người dùng tưởng nhầm mua được hàng xịn, giá hời.

Cảnh giác hơn với hàng giá rẻ trên Facebook

Ông Ngô Thu, chuyên dịch vụ quảng cáo trên Facebook, nhìn nhận đây là một vấn đề không mới, điển hình là việc sử dụng các hình ảnh của người nổi tiếng để gây chú ý, thu hút lượt thích và theo dõi. Đối với các trang bán hàng, nhiều chủ shop nhái thương hiệu, thiết kế logo cùng màu sắc, "na ná" với các thương hiệu lớn để gây nhầm lẫn nhằm bán được hàng.

Đi cùng đó là việc chạy quảng cáo với hình ảnh của các thương hiệu uy tín sẽ dễ dàng thu hút người mua, nhầm tưởng hàng được bán từ thương hiệu uy tín mà không mảy may kiểm tra lại, khiến rơi vào bẫy hàng giả, hàng nhái.

Cảnh giác chiêu trò lấy hình ảnh của cửa hàng uy tín để bán hàng online - 2

Trò giả mạo Facebook người nổi tiếng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ông Đạt cho rằng, thời buổi kinh doanh online đang nở rộ là cơ hội cho nhiều kẻ lừa đảo lạm dụng để trục lợi từ người tiêu dùng. Vì vậy, ông này khuyên người dùng nên thận trọng hơn khi mua hàng online trên Facebook. Hãy xem xét thật kỹ trang Facebook bán hàng, tìm hiểu về hệ thống và nên đối soát lại với người mua về nguồn gốc sản phẩm, cửa hàng và chế độ hậu mãi. "Nếu mua hàng tại các trang web, fanpage mà không kiểm chứng rõ ràng về xuất xứ, hệ thống cửa hàng thì sẽ là một tổn thất với các khách hàng bởi sản phẩm mua về không đảm bảo chất lượng, chế độ bảo hành cũng như các chương trình khuyến mãi, chăm sóc sau bán hàng.", ông Đạt nói.

Một vấn đề mà theo chia sẻ chung từ các hệ thống kinh doanh smartphone, đặc biệt là mặt hàng iPhone đang được làm giả, làm nhái đầy tinh vi. Người dùng cũng cần thận trọng hơn khi mua sắm qua mạng, đừng ham rẻ mà không kiểm chứng nguồn gốc và uy tín cửa hàng để mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Gia Hưng

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------